00:16 ICT Thứ sáu, 11/10/2024

Trang nhất » Danh Mục Bài Viết » Lý thuyết » Các Bệnh Ngoại Khoa Thường Gặp

Bệnh học viêm túi mật cấp do soi

Thứ ba - 08/01/2013 00:00

           Sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp, có tới 20% dân số tuổi trưởng thành mắc bệnh. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nhất là sau 40 tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Sỏi túi mật sớm hay muộn đều gây VTM và biến đổi cấu trúc thành túi mật, thường thấy các dạng sau:

- VTM cấp do sỏi: túi mật giãn, thành dầy, có những ổ loét ở niêm mạc.

- VTM mạn do sỏi: túi mật biến đổi dần, toàn bộ thành túi mật là tổ chức xơ dày, teo nhỏ, chắc, có khi không còn dịch mật.

- Túi mật ứ nước: ống túi mật không lưu thông dịch mật không vào túi mật được, lòng túi mật chứa đầy dịch nhầy trong được bài tiết từ niêm mạc.

- Viêm mủ và hoại tử túi mật: lòng túi mật chứa đầy mủ, thành túi mật viêm dầy, có những vết hoại tử, có khi thủng vào các tạng lân cận hay ổ bụng.

Biểu hiện lâm sàng của sỏi túi mật thường nghèo nàn, vì vậy bệnh nhân thường ít quan tâm và thường chỉ được phát hiện khi có VTM hay có các biến chứng. Chẩn đoán VTM cấp do sỏi dựa vào:

- Lâm sàng:

+ Đau dưới hạ sườn phải, có những cơn đau cấp, có thể đau từng đợt kéo dài. Ngoài ra có những triệu chứng không đặc hiệu như: khó chịu vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu...

+ Sốt: Gặp trong 80% các trường hợp VTM cấp, ở người già và bệnh nhân suy giảm miễn dịch thường không có .

+ Co cứng hạ sườn phải gặp khoảng 50%.

+ Phản ứng thành bụng gặp khoảng 25%.

+ Nghiệm pháp Murphy (+).

+ Sờ thấy khối ở vùng túi mật, đó có thể là túi mật to hay khối mạc nối bám quanh túi mật hoặc áp xe túi mật.

+ Vàng da do tắc mật hay sắc tố mật vào máu qua chỗ tổn thương.

- Cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm máu: >85% tăng bạch cầu, 50% tăng bilirubin huyết thanh, 1/3 bệnh nhân tăng amylaza huyết thanh.

+ Siêu âm: thành túi mật dày và có dịch quanh túi mật. Siêu âm còn phát hiện dị vật đường mật và các tổn thương phối hợp.

- Biến chứng:

+ Thủng túi mật, viêm phúc mạc mật: đây là hậu quả của thiếu máu cục bộ thành túi mật và hoại tử, là biến chứng nặng nề tỷ lệ tử vong 20%.

+ Áp xe quanh túi mật: do thủng túi mật được bao bọc bởi mạc nối và các tạng lân cận như đại tràng, dạ dày, tá tràng, gan.

+ Rò túi mật: xảy ra khi túi mật viêm dính với đường tiêu hóa và thủng vào đường tiêu hóa. Tá tràng là vị trí hay gặp nhất sau đó là đại tràng. Rò túi mật hỗng tràng và dạ dày rất hiếm.

- Điều trị:

+ Dùng kháng sinh trước mổ có tác dụng chống lại vi khuẩn ruột, tìm thấy ở nước mật ở khoảng 80% của bệnh nhân có sỏi và viêm túi mật cấp. Gồm cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), ái khí và kỵ khí. Chỉ thấy 1 loại vi khuẩn trong 40% trường hợp, 2 chủng là 30%, 3 chủng là 20%, còn lại là 4 loại. Do đó phải phối hợp kháng sinh mới đạt được hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn túi mật.

+ Điều trị triệt để của VTM cấp là cắt bỏ túi mật. Thời điểm mổ là 1 vấn đề bàn cãi cho đến khi 1 số công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong  của phẫu thuật can thiệp sớm và trì hoãn là tương đương và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tần suất hay mức độ nặng của biến chứng sau mổ. Nhưng thời gian nằm viện sẽ ngắn hơn và sự trở lại sinh hoạt sớm hơn khi được phẫu thuật sớm.

 Phẫu thuật cắt túi mật qua đường mở bụng kinh điển có lịch sử hơn 100 năm nay kể từ thành công đầu tiên của Langenbuch Krenkanhus tại Berlin năm 1882. Cho đến nay phẫu thuật này vẫn được chấp nhận.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp ưa thích được lựa chọn hiện nay.

Tác giả bài viết: Ths.Bs. Đặng Quốc Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP

Tư Vấn Trực Tuyến

E-Mail: Drdangquocai@gmail.com
Facebook: TS.BS. Đặng Quốc Ái
Điện thoại: 0945189189

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 483

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 533231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 38418507