08:47 ICT Thứ năm, 18/04/2024

Trang nhất » Danh Mục Bài Viết » Tin trong ngành

Tỉnh táo hoàn toàn khi được phẫu thuật tim

Thứ sáu - 03/06/2011 08:11
Tỉnh táo hoàn toàn khi được phẫu thuật tim

Tỉnh táo hoàn toàn khi được phẫu thuật tim

Bệnh nhân này nhìn chằm chằm vào camera. Anh ta vẫn ý thức được những gì bác sĩ đang làm trong ca phẫu thuật tim của mình.

Bệnh nhân này nhìn chằm chằm vào camera. Anh ta vẫn ý thức được những gì bác sĩ đang làm trong ca phẫu thuật tim của mình.

Đây là hình ảnh của một bệnh nhân tên là Swaroup Anand khi đang thực hiện phẫu thuật tim. Hình ảnh này cho thấy sự phổ biến của hoạt động mổ phanh tim đã trở nên phổ biến như thế nào trong thập kỷ vừa qua.

Tỉnh táo hoàn toàn khi được phẫu thuật tim
Anh Swaroup Anand đang theo dõi các bác sĩ mổ tim cho mình qua màn hình video


Anand (23 tuổi) trải qua phẫu thuật ở Bệnh viện Wockhardt ở Bangalore, Ấn Độ. Khi những chiếc dao mở phần ngực của mình, anh ta vẫn trong tình trạng tỉnh táo. Các bác sĩ chỉ gây tê cơ thể anh ta bằng kỹ thuật tê ngoài màng cứng (cục bộ) từ cổ xuống và không khiến anh phải chìm vào giấc ngủ.

Bác sĩ chỉ huy hoạt động phẫu thuật, Tiến sĩ Vivek Jawali cho biết họ đã tiến hành hơn 600 lần phẫu thuật như thế này từ năm 1999.

"Có lợi thế lớn khi thực hiện phẫu thuật tim khi không quá can thiệp. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách. Đầu tiên thực hiện một vết rạch nhỏ sau đó được công nghệ hiện đại và robot hỗ trợ. Thứ hai, chúng tôi cố gắng can thiệp càng ít càng tốt đối với các chức năng tự nhiên của cơ thể" - ông nói.

Bệnh nhân thường chỉ được tiêm một liều thuốc an thần nhẹ, tốt hơn so với việc gây mê hoàn toàn. Phương pháp này sẽ chỉ giảm nhịp tim trung bình nhưng có nghĩa là bệnh nhân vẫn có thể phản hồi những yêu cầu của bác sĩ.

”Bệnh nhân buồn ngủ, do đó họ có thể thức nhưng cũng có thể rơi vào giấc ngủ. Nếu chúng tôi yêu cầu bệnh nhân ho hoặc thở sâu hơn để làm sạch không khí trong tim, họ có thể đáp ứng yêu cầu đó. Điều này làm các thủ tục phẫu thuật trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn" - tiến sĩ Jawali khẳng định.

Khi bệnh nhân tỉnh dậy, bác sĩ cũng có hình ảnh tốt hơn về cách cơ thể phản ứng với phẫu thuật thông qua hệ thống hô hấp cho đến chức năng não.

Tiến sĩ Jawali nói thêm, bệnh nhân thường thú nhận không cảm thấy sợ hãi trong khi phẫu thuật vì các bác sĩ để họ có thể nghe bản nhạc yêu thích.

Sau khi phẫu thuật, Jawali cho biết, bệnh nhân thường mất trí nhớ một cách có chọn lọc kinh nghiệm. "Họ có thể nhớ một phần của quá trình phẫu thuật chứ không nhớ đầy đủ" ông nói thêm.

Ông còn cho biết thủ tục phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong tình trạng bệnh nhân tỉnh táo cũng làm giảm dịch màng phổi ở những bệnh nhân bị bệnh phổi nặng.  

Tiến sĩ Jawali đã phát hành một DVD giải thích các bước thủ tục theo kỹ thuật phẫu thuật này cho các bác sĩ phẫu thuật khác tham khảo.

ĐH (Theo Kompas)

Tác giả bài viết: Sưu Tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP

Tư Vấn Trực Tuyến

E-Mail: Drdangquocai@gmail.com
Facebook: TS.BS. Đặng Quốc Ái
Điện thoại: 0945189189

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 13600

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 728149

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 28993263