23:52 ICT Thứ năm, 10/10/2024

Trang nhất » Danh Mục Bài Viết » Tin trong ngành

Cắt Thực Quản Không Mở Ngực Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội - Phẫu Thuật ORRINGER

Chủ nhật - 22/04/2012 22:58
Khối U Thực Quản

Khối U Thực Quản

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chúng tôi tuy mới thành lập vào tháng 8 năm 2008 nhưng nguồn nhân lực lại là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đã có thâm niên công tác lâu năm tại các bộ môn của trường đại học y hà nội. Hiện tại khoa ngoại chúng tôi đã triển khai và thành công trong hầu hết các kỹ thuật phẫu thuật phức tạp của tất cả các chuyên khoa.

             Đối với ung thư thực quản là một trong những phẫu thuật phức tạp nhất của đường tiêu hoá, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngay từ những ngày đầu thành lập bệnh viện.

             Ung thư biểu mô thực quản chiếm khoảng 1% trong nhóm bệnh lý ung thư nói chung và 5% trong ung thư đường tiêu hoá.

             Từ những năm cuối thế kỹ 18 (1871), Theodor Billroth đã đề xuất cắt thực quản để điều trị bệnh lý. Sau đó tác giả Lewis-Santy đã đưa ra phương pháp cắt thực quản qua đương mở bụng và ngực và làm miệng nối dạ dày thực quản ngay trong lồng ngực. Phương pháp này có một số nhược điểm đó là thời gian mổ lâu, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp sau mổ, miệng nối ngay trong lồng ngực nên hay gặp biến chứng đặc biệt biến chứng rò miệng nối làm nhiễm trùng trung thất và bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao.

             Akiyama người Nhật Bản đã đưa ra pương pháp cắt thực quản với 3 đường mổ bụng – ngực – cổ và miệng nối được làm tại cổ, nhằm khác phục các biến chứng của phẫu thuật Lewis-Santy. Cả hai phương pháp trên vẫn chưa giải quyết được khâu suy hô hấp sau mổ do phải mở ngực. Tỷ lệ tử vong sau cắt thực quản vẫn khoảng 5% và tỷ lệ sống trên 5 năm cũng chỉ khoảng 20-30%.

             Để giảm nguy cơ suy hô hấp do mở ngực và rút ngắn thời gian phẫu thuật, tác giả ORRINGER đã đư ra phương pháp phẫu thuật các thực quản không mở ngực man tên ông. Tuy nhiên chỉ định của phương pháp này cũng chỉ giới hạn ở những u thực quản nằm 1/3 dưới thực quản và chưa xâm lấn ra xung quanh.

            Cắt thực quản nội soi ngực được ra đời cùng sự phát triển của khoa học công nghệ với các ưu điểm: Tránh mở ngực lớn, làm giảm đau sau mổ, không ức chế hô hấp nên không tạo nguy cơ gây các biến chứng hô hấp nặng trong thời kỳ hậu phẫu. Tái lập lưu thông tiêu hoá thực quản - dạ dày ở vùng cổ, tránh được nguy cơ dò miệng nối gây viêm trung thất là nguyên nhân tử vong cao sau phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật tương đương hoặc ngắn hơn phẫu thuật mở ngực kinh điển. Có thể áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao. Giảm các nguy cơ khi phẫu tích mù (đối với phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực), cũng như bóc tách được các chuỗi hạch cạnh thực quản, đảm bảo qui tắc ung thư học. Tránh đư­ợc mở ngực lớn không cần thiết khi khối u đã di căn và xâm lấn mà không đánh giá đư­ợc tr­ước mổ.

             Hiện nay để khắc phục nhược điểm này nhằm nới rộng chỉ định và phát huy tính hiệu quả tối đa của kỹ thuật nay, chúng tôi (Bộ môn Ngoại trường Đại Học Y Hà Nội - khoa Ngoại Bệnh Viện Đại Học Y hà Nội) đã tiến hành phẫu thuật cho những bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa bằng phẫu thuật ORRINGER có sự hỗ trợ của nội soi trung thất sau qua lố hoành nhằm tránh các tai biến trong lồng ngực do không nhìn thấy. Sự kết hợp nội soi trung thất sau qua lỗ hoành chúng tôi dùng dao LigaSure giải phóng thực quản đoạn ngực dễ dàng mà không làm rách màng phổi cũng như tổn thương các cơ quan khác trong lồng ngực.

             Khối U Thực Quản 1/3 Giữa

 

Phẫu Thuật ORRINGER

               Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang đến những cải thiện lớn rõ rệt về tỷ lệ sống . Đầu tiên phải kể đến là ngành nội soi (Endoscopy) đã giúp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư đường tiêu hoá nói chung và ung thư thực quản nói riêng, Thứ hai là sự tiến bộ của ngành phẫu thuật nội soi đã cho phép thay thế việc mở ngực như trước đây chỉ đơn giản bằng 3 lỗ trocar nhỏ ngay bên thành ngực phải, cho phép quan sát và vét hạch được dễ dàng. Hoặc phẫu thuật Orringer có sự hỗ trợ của nội soi trung thất sau từ lỗ hoành ở bụng (không cần mở ngực hay đục trocar ở thành ngực). Những tiến bộ đó đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của bệnh nhân sau mổ cắt thực quản. Theo nghiên cứu của Osugi (năm 2002) cho thấy tỷ lệ tử vong sau mổ rất thấp và tỷ lệ sống sau 1 năm là 90%, sau 2 năm là 80% và sau 5 năm là 57%.

Khám ung thư thực quản ở đâu?

Ths.BS. Đặng Quốc Ái

Tác giả bài viết: Dr. Đặng Quốc Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 47 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP

Tư Vấn Trực Tuyến

E-Mail: Drdangquocai@gmail.com
Facebook: TS.BS. Đặng Quốc Ái
Điện thoại: 0945189189

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 44821

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 532562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 38417838