» Lý Lịch Quản Trị
GIỚI THIỆU VỀ PHẪU THUẬT NỘI SOI
Phẫu thuật nội soi là bước ngoặt của ngành ngoại khoa. Từ quan sát các tổn thương và thao tác trực diện bằng bàn tay để tiến hành mổ xẻ, với phương pháp mổ nội soi, mọi quan sát và thao tác được thực hiện qua màn hình với các dụng cụ nhỏ và dài đưa vào trong ổ bụng thông qua các lỗ nhỏ. Sự phát triển của phẫu thuật nội soi gắn liền với quá trình phát triển của y học và của các ngành khoa học khác được ứng dụng trong y học. Từ thời cổ đại và trung cổ các thầy thuốc đã từng có ý định sử dụng một số dụng cụ nội soi để quan sát phía trong của một số cơ quan. Nhưng từ thế kỷ 18 nội soi mới thực sự phát triển nhờ có những phát minh của ngành vật lý đó là : Sự phát minh ra bóng đèn dây tóc của Thomas Adison và sự phát triển hệ thống thấu kính của ống soi những năm 1870, 1880. Sự phát minh của Harold Hopkins về hệ thống thấu kính hình que cuối những năm 1950 cùng với sự phát triển cáp sợi thủy tinh dẫn truyền ánh sáng lạnh vào đầu những năm 1960. Cuối cùng là sự phát minh ra hệ thống camera với bộ vi xử lý kỹ thuật số trong thập kỷ 80 thế kỷ 20 đã làm cho phẫu thuật nội soi phát triển mạnh mẽ. Hans Christan Jacobbaeus (1879 - 1937) công bố trường hợp soi ổ bụng và soi lồng ngực đầu tiên ở người và đưa ra thuật ngữ ‘’ thoraco - laparoscopy’’ Bơm hơi ổ bụng là yếu tố rất quan trọng đóng góp cho thành công của thăm khám qua nội soi ổ bụng. Richard Zollikofer ở Thụy sỹ nhận thấy rằng CO2 có thể là khí thích hợp nhất để bơm hơi ổ bụng. Năm 1933, C. Ferers (Đức) dùng khí O2 đã gây nổ trong ổ bụng và từ đó ông dùng khí trời lọc. Năm 1930, Ruddock (Mỹ) hoàn chỉnh kỹ thuật “peritoneoscopy”. Năm 1944, Decker và Cherry gọi tên thủ thuật “culdoscopy” trong sản khoa. Từ đầu những năm 1950, H.Frangênheim ở Konstanz, Đức thực hiện nội soi ổ bụng ông đã cải tiến và sáng chế ra nhiều loại dụng cụ nội soi và đưa ra mẫu đầu tiên của máy bơm khí CO2 hiện đại. Cùng thời gian này có hai phát minh lớn trong lĩnh vực nội soi ra đời. Đó là ống soi có thấu kính hình que để dẫn truyền ánh sáng bằng cáp sợi thủy tinh. Giáo sưi Harold H.Hopkins là tác giả của hai phát minh này. Năm 1954 Hopkines cùng với người học trò là N.S Kapany đã mô tả một ống nội soi mềm “fiberscope”. Ống soi này gồm một bó các sợi thủy tinh đồng hướng cho phép dẫn truyền một hình ảnh đi theo trục thay đổi. Từ khoảng những năm 1960 trở về sau giáo sư Kurt Sem đóng vai trò chính trong sự phát triển của nội soi ổ bụng, ông đã chế tạo được nhiều dụng cụ. Người ta đã thực hiện được nhiều hơn các thủ thuật phức tạp như mở vòi trứng, bóc nhân xơ tử cung vv... bằng đốt điện đơn hay lưỡng cực qua nội soi. Năm 1970, H.M Hasson phát minh ra kỹ thuật “open laparoscopy”. Kỹ thuật này cho phép quan sát phía dưới vết rạch tránh được các tổn thương tạng khi chọc mù Trocar. Từ năm 1985 sự ra đời của bộ camera vi xử lý cho phép đưa hình ảnh lên màn hình, mọi người đều nhìn thấy tất cả những gì phẫu thuật viên làm và cùng tham gia tích cực vào quá trình thực hiện. Năm 1987 Philipe Mouret ở Lyon (Pháp) đã thực hiện ca cắt túi mật nội soi đầu tiên trên thế giới và đây là mốc lịch sử đánh dấu ngành phẫu thuật nội soi hiện đại ra đời. Đã đưa ước mơ của lài người từ chổ được nhìn thấy các cơ quan nằm sâu trong cơ thể đến thực hiện được các can thiệp một cách hoàn hảo. |
ĐĂNG NHẬP
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
- BỆNH THOÁT VỊ BẸN
Tư Vấn Trực Tuyến
Thống kê truy cập
Đang truy cập : 136
•Máy chủ tìm kiếm : 11
•Khách viếng thăm : 125
Hôm nay : 7952
Tháng hiện tại : 622793
Tổng lượt truy cập : 37444727