12:56 ICT Thứ năm, 18/04/2024

Trang nhất » Danh Mục Bài Viết » Kỹ thuật phẫu thuật » Phẫu Thuật Hậu Môn Trực Tràng

BỆNH TRĨ

Thứ năm - 11/08/2011 16:30
Búi Trĩ

Búi Trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh lành tính phổ biến trong cộng đồng với tần suất gần 50% dân số. Nhưng do mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống không lớn nên chưa được bệnh nhân cũng như thầy thuốc quan tâm đúng mức.

 

 

 

1. BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

- Trĩ là những cấu trúc mạch máu bình thường của ống hậu môn

- Bệnh trĩ là tình trạng cấu trúc này bị giãn long lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ (Hình 1 và Hình 2).

- Trĩ có 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại, xuất phát từ nhóm tĩnh mạch trên và dưới đường lược (Hình 2).

 

            

                                        Hình 1                                                                Hình 2

 

 

2. NGUYÊN NHÂN BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

- Hiện nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh về bệnh trĩ vẫn chưa rõ ràng.

Các yếu tố thuận lợi:

             + Nòi giống: Người Do Thái mắc bệnh nhiều hơn các dân tộc khác

             + Gia đình có người mắc bệnh trĩ

             + Rối loạn tiêu hóa thường xuyên: Táo bón, ỉa lõng

             + Phụ nữ mang thai: Do yếu tố nội tiết, do chèn ép.

             + Một số bệnh lý: Lỵ, viêm đại tràng…(rặn nhiều).

             + Nghề nghiệp: Đứng, ngồi lâu.

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ NHƯ THẾ NÀO?

- Ỉa ra máu tươi.

- Sa lồi búi trĩ.

- Ngứa do viem quanh búi trĩ.

- Tắc mạch búi trĩ: Đau đột ngột và dữ dội quanh hậu môn.

- Thăm khám hậu môn trực tràng kiểm tra thấy các búi trĩ.

- Soi hậu môn-trực tràng: Thấy rõ các búi trĩ và các bệnh lý khác ở vùng hậu môn trực tràng (Hình 3 và Hình 4).

 

    

                      Hình 3                                                                 Hình 4

 

          4.  PHÂN ĐỘ BỆNH TRĨ NHƯ THẾ NÀO?

              Đối với trĩ nội chia làm 4 độ:

- Đội 1:Trĩ cương tụ (chỉ to lên trong lòng ống hậu môn), có hiện tượng chảy máu.

- Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi rặn và tự co lên sau đại tiện.

- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi rặn và không tự co lên mà phải dùng tay đẩy lên.

- Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, kể cả các trường hợp trĩ sa tắc mạch.

          5. ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NHƯ THẾ NÀO?

5.1. Điều trị nội khoa

- Chế độ ăn: Nhiều chất xơ như các loại rau, hoa quả; Uống nhiều nước.

- Thuốc: Dùng đường toàn thân hoặc tại chỗ. Các thuốc dùng đường toàn thân như: Daflon, Gincor… Các thuốc dùng tại chỗ đặt vào hậu môn như: Titanoreine, Suppositoire Midy, Protoloc…

                        Điều trị nội khoa chỉ định cho giai đoạn đầu (độ 1, 2) và trước phẫu thuật.

           5.2. Điều trị bằng thủ thuật

- Tiêm xơ

-Thắt trĩ bằng vòng cao su

- Các biện pháp khác như: Chiếu tia hồng ngoại, đốt điện, laser, Nito lỏng…

          * Những hạn chế khi điều trị bằng thủ thuật: Hay tái phát,  dễ thất bại,  dễ gây ra các biến chứng như viêm hoại tử quanh hậu môn, chảy máu…  nếu không đúng chỉ định và người thầy thuốc không có kinh nghiệm. Hiện nay việc điều trị bằng thủ thuật ít được áp dung rộng rãi do sự phát triễn mạnh mẽ về ngoại khoa cũng như trang thiết bị điều trị trĩ.

5.3. Điều trị ngoại khoa

5.3.1. Các phương pháp mỗ mở truyền thống (hiện tại hay dùng):

- Ferguson

- Sulivan

- Milligan-Morgan

        * Ưu điểm là dễ thực hiện, giá thành rẽ, nhưng đau nhiều sau phẫu thuật do vung tầng sinh môn la nơi tập trung nhiều thần kinh cảm giác. Mặt khác dễ đễ lại các biến chứng như chảy máu, hẹp hậu môn, tỉ lệ tái phát cao.

        5.3.2.   Phẫu thuật hiện đại: PHẪU THUẬT LONGO: (Hình 5 và Video)

- Nguyên tắc: Triệt mạch hoàn toàn các mạch trĩ và khâu treo.

- Chỉ định điều trị: Trĩ nội sa độ 2, 3, 4, trĩ hỗn hợp, trĩ gây biến chứng chảy máu, tắc mạch… Sa niêm mạc trực tràng có hoặc không kèm trĩ.

- Kỹ thuât: Xem phần kỹ thuật mỗ LONGO và Clip phẫu thuật LONGO tại mục Hậu Môn Trực Tràng.

         * Ưu điểm của phẫu thuật LONGO: Ít đau do can thiệp vào phần ống tiêu hóa không có thần kinh cảm giác đau. Nhanh hồi phục và có thể xuất viện trong ngày. Ít xảy ra các biến chứng  như: Chảy máu trong và sau mổ, hẹp hậu môn…và hầu như không tái phát.

         * Nhược điểm của phẫu thuật LONGO: Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra các biến chứng như thủng trục tràng, hẹp hậu môn, chảy máu… Vì vậy đòi hỏi bác sỹ phẫu thuật phải có kinh nghiệm. Mặt Khác giá thành lai cao (Do phai mất khoản tiền chi phi mua máy).

 

       Hình 5

Video Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp LONGO

KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

   Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

   Lịch Khám: Khoa Ngoại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội Vào Các Buổi Chiều Thứ 3 Và Thứ 5 Trong Tuần

   E-Mail:    dr.ai@phauthuatnoisoi.vn

   ĐT      :    09.19.00.78.00

Tác giả bài viết: Ths.BSNT. Đặng Quốc Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 559 trong 113 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
đào ngọc quyền - 07/11/2011 18:59
có thể nói rõ,chỉ định ,chống chỉ định của phẫu thuật Longo không nhỉ
Đặng Quốc Ái - 13/08/2011 10:49
ok

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP

Tư Vấn Trực Tuyến

E-Mail: Drdangquocai@gmail.com
Facebook: TS.BS. Đặng Quốc Ái
Điện thoại: 0945189189

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 19905

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 734454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 28999568